Topbanner

Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ?

Nguyễn Thành Long

Cách đây 61 năm, ngày 12-4-1961, phi hành gia Yury Gagarin thực hiện chuyến bay vào vũ trụ bằng tàu Vostok-1. Sự kiện này đánh dấu cột mốc chinh phục khoảng không bao la bên ngoài quả địa cầu và ngày 12-4 hàng năm cũng chính thức trở thành Ngày quốc tế con người bay vào không gian.

Nga hay Liên Xô cũ là quốc gia đầu tiên đưa người bay vào vũ trụ, năm 1957 Liên Xô khiến cả thế giới trầm trồ khen ngợi khi chế tạo thành công tên lửa đẩy nhân tạo R7 và phóng vào không gian. Ngay sau đó năm 1958, Mỹ cũng thực hiện thành công đưa Explorer 1 lên quỹ đạo. Tuy nhiên ý tưởng đầu tiên về việc đưa tên lửa vào vũ trụ là của Đức năm 1940. Nhưng trên cuộc cuộc đua vào vũ trụ, Liên Xô đã cán đích đầu tiên nhờ việc đưa thành công Yuri Gagarin bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961. Chuyến bay đã đánh dấu lịch sử của nhân loại trên con đường chinh phục vũ trụ.

1136-youri-gagarine033-ria04-006657-3000-1649722868.jpg

Yuri Alekseyevich Gagarin (tiếng Nga: Ю́рий Алексе́евич Гага́рин; 1934 – 1968) là một phi công và phi hành gia người Liên Xô. Ông được ghi nhận là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại thực hiện chuyến bay vào vũ trụ.

Theo RBTH, Yuri Gagarin sinh ngày 9/3/1934 trong một gia đình thợ mộc bình dị ở Smolensk. Năm 16 tuổi, ông chuyển tới thủ đô Moscow và sau đó nhập học một trường kĩ thuật ở Saratov. Gagarin đã mơ ước về bầu trời từ thời niên thiếu. Một trong những bức ảnh đầu tiên của Gagarin mà gia đình ông còn giữ được là hình ảnh chàng thanh niên đứng bên cánh máy bay, giơ tay tỏ vẻ phấn khích.

Khi còn là sinh viên ở Saratov, Gagarin đã tình nguyện xin tham gia một câu lạc bộ hàng không. Nhờ tài năng và nỗ lực không ngừng, đến năm 1955, ở tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công Không quân thứ nhất Chkalov ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc sau 2 năm.

Tháng 11/1957, ông chính thức trở thành phi công quân sự với hàm Trung úy Không quân Liên Xô. Cùng thời điểm đó, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đưa chú chó Laica lên không gian. Đến đầu những năm 1960, ông đăng kí tham gia chương trình bí mật lựa chọn phi hành gia cho chuyến bay lên vũ trụ và trở thành một trong nhóm 20 ứng cử viên sáng giá nhất.

Sau gần một năm khổ luyện, Gagarin đã chứng minh những tố chất cho thấy ông chính là người phù hợp nhất, vượt qua mọi bài kiểm tra khắt khe về thể chất và tinh thần – yếu tố quan trọng hàng đầu với một phi hành gia vũ trụ.

Ngày 8/4/1961, thiếu tá phi công Gagarin chính thức được lựa chọn trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Người dự bị ông không ai khác chính là phi hành gia Gherman Titov, người sau này bay lên không gian trên tàu vũ trụ Vostok 2 vào ngày 6/8/1961.

Đêm trước chuyến bay, ngày 11/4/1961, Gagarin và Titov qua đêm tại một căn nhà gỗ nhỏ ở Baikonur. “Tôi sẽ ra đi vào ngày mai và tôi thậm chí không thể tin được đó sẽ là mình”, Gagarin nói với đồng nghiệp. 5h sáng 12/4/1961, hai phi hành gia được đánh thức và đưa đến sân bay Baikonur.

images701918-trudt-1649722869.jpg

Sự kiện tàu Vostok-1 bay quanh quỹ đạo trái đất trong suốt 108 phút đã mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của con người.

Sau khi hoàn tất những thủ tục cuối cùng, Gagarin bước lên tàu Vostok 1, Titov ở lại cho nhiệm vụ tiếp theo. Lúc 9h07, con tàu cùng Gagarin rời bệ phóng. Sau 10 phút, tàu đi vào quỹ đạo với tốc độ 29.000 km/giờ, đạt độ cao tối đa 327 km. Gagarin trở thành người đầu tiên thấy ngôi nhà chung của loài người từ ngoài vũ trụ. 

“Tôi thấy Trái đất, nó đẹp tuyệt”, ông nói từ không gian trong sự vỡ òa của đồng nghiệp dưới mặt đất.

Sau khi kết thúc hành trình bay vòng quanh Trái đất trong 108 phút, Gagarin cùng thiết bị hạ cánh của mình đã tiếp đất an toàn bằng dù xuống một cánh đồng tại bang Saratov. Do hạ cánh cách khu vực dự kiến vài cây số, hai người đầu tiên thấy ông là một bà lão nông dân và một em bé gái. Gagarin từng dành nhiều phút để giải thích với họ ông… không phải một gián điệp phương Tây, theo WION.

Đến khi đồng nghiệp xuất hiện, ông được chào đón trong sự hân hoan. Ông nghỉ ngơi vài ngày và được đưa về Moscow hôm 14/4/1961 trên chuyên cơ. Hàng trăm ngàn người dân Liên Xô đã đổ đầy đường phố Moscow khi đó để chào mừng người hùng của đất nước.

5431247-yuri-gagarin-2-1649723900.jpg

Tượng đài tưởng nhớ Yuri Gagarin cao hơn 42 mét đặt tại Moscow, Nga

Theo truyền thông Nga, vì tính chất nguy hiểm và bí mật của nhiệm vụ bay lên không gian, sau khi được lựa chọn làm phi hành gia đầu tiên, Yuri Gagarin thậm chí đã viết sẵn một bức thư tuyệt mệnh. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, bức thư sẽ được chuyển đến gia đình ông.

Ngoài ra, do chưa từng có ai lên không gian trước Gagarin, các nhà khoa học Liên Xô không thể dự báo được mọi tình huống xảy ra với phi hành gia. Do đó, con tàu Vostok được điều khiển từ mặt đất và Yuri Gagarin chỉ có thể can thiệp trong trường hợp khẩn cấp.

Kể về khoảnh khắc ngoài không gian, Gagari nói thấy Trái đất màu xanh dịu, bên cạnh là bầu trời tối nhưng được điểm rất nhiều ngôi sao sáng. Gagarin không nhìn thấy Mặt trăng nhưng Mặt trời thì rất sáng, sáng gấp nhiều lần so với nhìn từ Trái đất.

3731-487312040-nasa-6-1649722868.jpg

Sau chuyến đi của phi hành gia Yury Gagarin, thế giới liên tiếp đạt được những cột mốc mới ngoài không gian, nổi bật trong số đó là sự kiện các phi hành gia của Mỹ đặt chân lên mặt chân vào năm 1969.

Sau chuyến bay huyền thoại, Gagarin tham gia các hoạt động huấn luyện, nghiên cứu vũ trụ của Liên Xô. Ông cũng dành nhiều thời gian đi khắp nơi trên Thế giới để truyền cảm hứng về chuyến đi của mình. Cuộc hành trình của Gagarin kết thúc, mở ra những chương mới trong lịch sử loài người.

Vào năm Yuri Gagarin mất, Mỹ đã phóng thành công tàu vũ trụ Apollo 11 rời địa cầu để thực hiện cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên của con người. Những sự kiện có tính chất thay đổi lịch sử nối tiếp nhau, những con người vĩ đại liên tục truyền cảm hứng về hành động của họ đối với phần còn lại của thế giới. Đây chính là cách mà nhân loại được thúc đẩy để phát triển.

Thành Long