Topbanner

15 thực phẩm giúp tăng đề kháng trước Covid-19

Nguyễn Thành Long

Trong bối cảnh hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chúng ta cần có các biện pháp thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe kết hợp với ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lí trước khi nghĩ đến thuốc và các thực phẩm chức năng.

Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giảm nhiều nguy cơ mắc bệnh hoặc nếu không may mắc phải sẽ nhanh chóng vượt qua hơn.

"Khi sức đề kháng yếu, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, cũng khó điều trị hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các dấu hiệu, triệu chứng cho thấy cơ thể đang có sức đề kháng kém (tùy thuộc vào tình trạng nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch ở mỗi người) bao gồm: dễ bị viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi thường xuyên và dễ tái phát, nhiễm trùng da, mắc các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tăng nguy cơ viêm phổi do Covid-19. Nếu bị nhiễm Covid-19 trong giai đoạn bị suy giảm sức đề kháng, bệnh nhân sẽ dễ diễn tiến bệnh nặng hơn, nhanh hơn, việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn người bình thường", bác sĩ An Pha nói.

Theo đó, bác sĩ An Pha khuyến cáo, một trong những cách giúp cơ thể tăng đề kháng hiệu quả, an toàn là chủ động bổ sung các thực phẩm tăng đề kháng cho cơ thể mỗi ngày. Điều này góp phần giữ vững hàng rào bảo vệ của cơ thể.

Dưới đây là 15 thực phẩm tăng sức đề kháng của cơ thể trước COVID-19.

1-1648690235.jpg

Các loại trái cây họ cam quýt

Đây là nguồn cung cấp vitamin C quan trọng, giúp tăng cường việc sản xuất các tế bào bạch cầu, chống lại nhiễm trùng. Hầu hết tất cả các loại trái cây họ cam quýt đều chứa nhiều vitamin C, có thể kể đến như bưởi, cam, quýt, chanh.

2-1648690236.jpg

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ chứa gần gấp 3 lần lượng vitamin C (127 mg) so với cam Florida (45 mg). Đây cũng là một nguồn thực phẩm tăng sức đề kháng giàu beta carotene. Bên cạnh tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C và beta carotene (sẽ chuyển hóa thành vitamin A) có thể giúp làn da, đôi mắt khỏe mạnh.

3-1648690235.jpg

Bông cải xanh

Bông cải xanh có thể bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C và E, cũng như chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác. Đây là một trong những loại rau lành mạnh mà bạn có thể ăn hàng ngày.

p1110729-1648690684.JPG

Tỏi

Tỏi được sử dụng trong hầu hết các nền ẩm thực trên thế giới, có giá trị trong việc chống lại nhiễm trùng. Tỏi cũng có thể làm chậm quá trình xơ cứng của động mạch và có bằng chứng cho thấy giúp giảm huyết áp.

5-1648690236.jpg

Gừng

Gừng là một loại thực phẩm được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giúp giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm. Thực phẩm này cũng có thể giúp giảm buồn nôn.

6-1648690235.jpg

Cải bó xôi

Cải bó xôi là thực phẩm tăng sức đề kháng giàu vitamin C, chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, cả hai đều có thể làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Tương tự như bông cải xanh, cải bó xôi tốt cho sức khỏe nhất khi được nấu càng ít càng tốt, để giữ được chất dinh dưỡng.

7-1648690234.jpg

Sữa chua

Sữa chua cung cấp môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật thường trú trong ruột phát triển khỏe mạnh, kích thích hệ thống miễn dịch để giúp chống lại bệnh tật. Đồng thời sữa chua cũng là một nguồn cung cấp vitamin D, giúp điều chỉnh hệ miễn dịch và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

8-1648690236.jpg

Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E và các loại chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa, chống lại nhiễm trùng. Người lớn chỉ cần khoảng 15 mg vitamin E mỗi ngày (tương đương khoảng 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ).

9-1648690235.jpg

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương là loại thực phẩm tăng sức đề kháng có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magiê và vitamin B6, E và selen, rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ miễn dịch.

10-1648690234.jpg

Nghệ

Nghệ có thể được tìm thấy trong nhiều món cà ri. Loại gia vị có màu vàng tươi, vị đắng này cũng đã được sử dụng trong nhiều năm như một chất chống viêm, giảm đau, tăng cường miễn dịch.

11-1648690235.jpg

Trà xanh

Cả trà xanh và trà đen đều chứa nhiều flavonoid và epigallocatechin gallate (EGCG), các chất chống oxy hóa, được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch. Trà xanh cũng là một nguồn cung cấp axit amin L-theanine tốt, có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong tế bào miễn dịch lympho T.

12-1648690235.jpg

Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây, thực phẩm tăng sức đề kháng khác chứa nhiều vitamin C. Đu đủ cũng có một loại enzym tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đu đủ có một lượng lớn kali, magiê, folate, tất cả đều có lợi cho sức khỏe tổng thể.

13-1648690235.jpg

Kiwi

Giống đu đủ, kiwi tự nhiên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C, giúp tăng cường các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng, giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.

14-1648690233.jpg

Thịt gia cầm

Món súp gà có thể giúp giảm viêm, cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh. Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà và gà tây, có nhiều vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, hình thành các tế bào hồng cầu mới, khỏe mạnh.

15-1648690235.jpg

Hải sản

Hải sản và các loại động vật có vỏ như sò, hàu, tôm.. có chứa nhiều kẽm, thành phần trong nhiều loại enzyme và các quá trình chuyển hóa của hệ miễn dịch. Nhu cầu kẽm hàng ngày là 11 mg cho nam giới trưởng thành và 8 mg cho hầu hết phụ nữ trưởng thành. Lưu ý, nếu bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây ức chế chức năng hệ thống miễn dịch.

"Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể trước COVID-19, cần uống nhiều nước, bỏ thuốc lá, tránh rượu bia, kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế căng thẳng và vận động hợp lý, ít nhất 15-30 mỗi ngày", bác sĩ An Pha cho biết.

Thành Long